Kinh Nghiệm Qua Các Nhà Thầu

1. CẦU SẮT

Phát biểu của ông Nguyễn Văn Tổng (GĐ Cty Thiện Tâm)

– Trước đây là một thầy giáo, năm 1993 khi đã có trong tay một ít tiền, ông liền nghĩ đến việc xây dựng cầu cho những vùng quê nghèo.

– Đặc điểm chung : cầu của ông Tổng  là chuyên xây dựng cầu treo dây văng (thường gọi đơn giản là cầu dây văng).

– Cầu dây văng, kết cấu giống như những cây cầu của ngành Giao Thông Vận Tải, nhưng nhỏ hơn (cọc 30x30cm).

– Kết cấu móng, trụ cầu là bê tông cốt thép. Kết cầu dầm, bản mặt cầu bằng sắt thép.

– Từ 1993 đến nay đã xây được 96 cây cầu.

Qui trình xây cầu :

– Khảo sát địa hình

– Tính toán độ lún của đất

– Cọc bêtông đổ tại chỗ trong 24 ngày hoặc mua cọc đúc sẵn từ những nhà máy

– Dùng cần cẩu tự chế, cao 11m được chuyển bằng xà lan đến công trường. Cẩu cọc ra vị trí định trước

– Dùng thủy lực ép cọc xuống khoảng 8m tính từ mặt đất, tùy theo loại đất mà đổ cọc có mũi nhọn hoặc bằng để dễ đóng xuống

– Nếu ép không được nữa thì lấy xà lan dằn đá lên để ép cọc, trung bình khoản 30 phút là xong một cọc

– Nếu đất quá cứng thì đổ thêm cọc ngang chống lún

– Chiều dài cầu trung bình khoảng 60 m -70 m, chiều ngang 2,5 m, chiều rộng thông thuyền 19m – 22m (tùy theo địa phương), tải trọng 4 tấn (tối đa 5 tấn). Chiều cao dầm khoảng 800 mm

– Chằng cáp dây văng dài từ 5 m – 22 m, mỗi trụ khoảng 18 dây cáp,

– Bản mặt cầu được hàn các thanh sắt hình (L40x40) để chống trơn trượt,

– Lan can làm bằng ống sắt Ø19.

– Về phần chi phí bảo dưỡng: nếu giá xây dựng cho cây cầu là 100 triệu thì để lại cho địa phương 0,3% để bảo dưỡng mỗi năm.

113Anh Nguyễn Văn Tổng và Trần Khánh Vân trong Lễ khánh thành cầu sắt của anh NVTổng

114Xe ôtô qua cầu

115Quang cảnh cây cầu

116Góc nhìn cận cảnh

2. CẦU ĐÚC BẰNG BÊTÔNG

Phát biểu của ông Nguyễn Văn Thảo

– Năm 1999 bắt đầu đi bắt cầu ván và xây nhà cho người nghèo

– Năm 2006 bắt đầu đi xây cầu đúc

Quy trình xây cầu :

– Cọc đổ tại chổ, dùng sắt ø18(8 cây), thân cọc có bố trí ngạnh chống lún mỗi bên, cọc dài 6 m-7 m.

– Xuống cọc bằng máy của địa phương (tời xuống). Xuống liên tục đến lúc cảm thấy nặng thì lấy tạ 1 tấn vỗ nhẹ xuống vừa “đủ chuẩn”, đến khi không vỗ được nữa thì thôi.

– Đà ngang và đà dọc đổ cùng lúc, 21 ngày sau lắp đặt cốt thép bản mặt cầu và sau đó thì đổ bêtông.

– Đà dọc và bản mặt cầu dính liền nhau (sắt sử dụng thi công là sắt Nhật)

– Độ  dốc cầu là  10 % (cứ 1m thì dốc xuống 10cm).

– Giá trung bình của cây cầu dài 38m, chiều ngang 3,9m có tải trọng 15 tấn vào khoảng 420 triệu VNĐ  (giá năm 2008).

117Ông Thảo bên cạnh chiếc máy trộn bêtông quen thuộc

118Ông Thảo trước bãi cọc bêtông đúc sẵn

119Ngạnh chống lún của các cọc bêtông

120Lập dàn và xuống cọc bằng tời do ông Thảo chế tạo

121Kết cấu bên dưới

122Quang cảnh cây cầu

3. CẦU TREO

Phát biểu của ông Phạm Văn Quý (tự Sáu Quý)

– Năm 1995 : được nhà nước giao thực hiện xây cây cầu treo dây võng đầu tiên có kết cấu cơ bản là: dây treo võng (cầu dây võng) bằng các sợi cáp 16mm (đường kính bó cáp ~Ф50) được truyền qua 2 trụ tháp chính đặt ở gần 2 bên bờ sông, bản mặt cầu được treo vào dây võng bởi những thanh sắt (các thanh treo).

– Năm 1996 : cây cầu có một dây cái treo toàn cầu được xây dựng, trụ cầu đặt trên bờ, chiều rộng cầu 2m, chiều dài 38m, tải trọng 1 tấn.

– Khó khăn ban đầu gặp phải : lắp 2 dầm chưa liền, chưa thật khớp với nhau.

Sau khi cầu Mỹ Thuận ra đời thì các mẫu cầu treo dây văng được xây dựng dựa mô hình đó, tức là mô hình trụ tháp hình chữ H được áp dụng cùng với các dây văng.

– Có 2 loại trụ tháp đã sử dụng: trụ tháp bằng khung thép hình và bằng bêtông cốt thép.

+ Trụ tháp bằng khung thép hình được chế tạo từ 4 cây sắt hình chữ L ghép lại cùng với những thanh giằng (giống như trụ anten). Khung thép hình này được liên kết chặt với xà mũ của trụ cầu để tạo thành trụ tháp chính (biện pháp xây dựng được Trường ĐH Bách khoa kiểm định).

+ Trụ tháp bằng bêtông cốt thép: toàn bộ đài cọc, thân trụ, xà mũ, trụ tháp được đúc bằng bêtông cốt thép liền khối.

– Cọc sử dụng cho trụ cầu là loại cọc bêtông được đúc sẵn trên bờ và loại cột điện bằng bêtông ly tâm.

– Dùng xà lan 3 tấn để ép cọc qua hệ thống tời (palan), nếu cần ép nữa thì bơm vào xà lan 5 m3– 6 m3 nước để làm tăng tải trọng ép.

– Khi xuống cọc một thời gian, phần cọc dưới đất đủ sức chịu đựng, đất cát xung quanh cọc sẽ ép chặt cọc lại.

– Sức chịu tải của cầu được tính là 200kg/m2.

– Bảo dưỡng cầu : 6 tháng cho vô nhớt 1 lần.

123Ông Phạm Văn Quý

124Cầu Phú Vĩnh xây dựng tháng 01/2008

125

Hướng nhìn theo chiều dọc cây cầu

126Quang cảnh cây cầu

4. CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP (cọc đúc trên bờ)

Phát biểu của anh thầu Huỳnh Thông

Kính thưa Ban Cố Vấn, tập thể cô bác Nhóm VK, và các bạn đồng nghiệp. Tôi rất hân hạnh được đến đây để chia sẽ, học hỏi những kinh nghiệm của quý vị, để cho những chiếc cầu sắp tới được tốt đẹp và vững chắc hơn.
Tôi bắt đầu xây cầu với “Nhóm VK” từ năm 2006, đến nay đã xây được hơn 40 cây cầu.

Quy trình thực hiện:

Đúc cọc trên bờ:

Cọc có kích thước 20x20cm, được đúc sẵn trên bờ. Chiều dài cọc từ 5,50m đến 7,0 m  tùy lòng sông sâu, cạn hay độ lớn nhỏ của cầu.

Ép cọc:

– Sau khi đã định vị các cọc. Dùng máy khoan, khoan vào lòng đất từ 4 m đến 5m, đường kính lỗ khoan là 15cm.

– Cọc được đưa lên thuyền, di chuyển đến vị trí cần đóng cọc, dựng cọc lên và đưa cọc vào lổ vừa khoan xong.

– Lắp đặt dàn giáo và dùng sức người để ép cọc. Nhờ 18 người – 20 người leo lên dàn rồi nhún xuống, nhún đến lúc cọc không xuống được nữa. Lúc này thì cọc đã đạt được độ sâu từ 5 m đến 6 m.

– Tiến trình này được thực hiện cho đến khi hoàn thành các cọc khác.

Đổ bêtông đà cọc

– Làm vệ sinh các đầu cọc và đổ bêtông nối các đầu cọc cho bằng nhau. Sau đó tiến hành lắp đặt cốt thép và đổ đài cọc, đà có kích thước 25 cm x 30 cm (đà này nằm ở mực nước trung bình, thường là khoảng giữa của sàn cầu và đáy sông)

– Tiếp theo là căng dây tính độ cao thông thuyền và độ dốc. Tiến hành đổ bêtông trụ cầu.

Giàn chống

– Giàn chống được chống theo một hình rẻ quạt, (là chống từ đà nước (đài cọc) xòe ra) và được liên kết với nhau. Giúp chịu tải đồng nhất, giảm lượng cây chóng và không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.

– Khi đã ổn định giàn chống, tiếp theo là đóng bal, bô sắt, khép cốp pha dọc và cốp pha ngang, sau đó lót sàn.

Mặt bằng cầu:

– Mặt bằng cầu dày là 10cm được đổ cùng một lúc và đổ liên tục từ mố cầu này sang mố cầu kia.

Lan can:

– Thanh lan can bằng sắt được liên kết liền 2 thanh dài 3,4 m, mỗi thanh bêtông 1,6m (đổ trước)

– Liên kết các thanh với sắt chờ ở mỗi trụ lan can đã chuẩn bị trước trên mặt bằng cầu và khép khung đổ trụ lan can tại chổ.

– Đến thời gian cho phép là tháo giàn

Về bêtông: tất cả đều sử mác 200 và trộn bằng máy

127Anh Huỳnh Thông

128Cọc BTCT được đúc sẵn trên bờ

129Lắp dàn giáo xây dựng trụ cầu

130Xà mũ vừa đổ bê tông

131Đổ bê tông bản mặt cầu

132Cầu đã hoàn thành

5. CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP (cọc đúc dưới nước)

Phát biểu của anh Vũ Văn Khanh

Từ năm 2006, tôi đi xây cầu cho “Nhóm VK” với 2 phương pháp làm móng:

1- Phương pháp cọc nhựa:

– Đầu tiên là  định vị cầu, định vị trụ cầu.

– Đóng ống nhựa Ø 250 vào lòng đất đến độ sâu khoảng 4m – 5m. Đầu dưới ống được nêm bởi một nút nhọn bằng gỗ để cọc dễ dàng xuyên qua các lớp đất cứng.

– Dùng búa bêtông đóng xuống lực 1.500kg. Đóng đến độ sâu 4m – 5 m. Một trụ cầu bố trí 3 cọc, mỗi cọc có tải trọng tương đương 6 tấn.

– Ống nhựa này trở thành cốp pha để đổ bê tong cọc sau đó (ống nhựa để lại trong bùn)

– Đưa lồng sắt vào ống nhựa và sau đó đổ bê tông cọc.

– Thực hiện được 6 công trình cầu thì tôi chuyển qua phương pháp cọc nhồi.

2- Phương pháp cọc khoan nhồi:

– Đầu tiên định vị cầu, định vị trụ cầu, mỗi trụ có tải trọng 12 tấn.

– Đưa giàn khoan ra vị trí cần khoan cọc, (máy khoan chế từ máy khoan giếng) chỉ cần 2 người giữ điện và lắp mũi khoan.

– Dùng mũi khoan Ø 300 mm, khoan sâu từ 6 m – 7 m (tính từ mặt đáy sông). Thời gian khoan mất khoảng 1 giờ / cọc.

– Tháo mũi khoan và đóng ống nhựa Ø 300 xuống 8 m.

– Thay mũi khoan Ø 230 mm, khoan thêm 3 m nữa thì đạt 10m.

(với loại đất ở miền Tây thì độ sâu cọc từ 10m-12m thì đạt tiêu chuẩn cho xe có tải trọng 2 tấn qua lại an toàn trên ̀u)

– Dùng ống nước, thổi (bơm) nước lên, đến khi nước trong (nước trong ống nhựa không còn đục nữa).

– Đưa lồng sắt xuống 6m (tính từ đáy sông), dưới đổ bêtông lót không có sắt 4m (lồng sắt được quấn vòng xoắn từ dưới đi lên chứ không cắt rời)

– Đưa ống đổ bê tông Ø120 xuống đáy lổ khoan.

– Dùng phễu đặt ngay đầu ống đổ bêtông và dùng tời, tời lên xuống liên tục sao cho luôn đảm bảo ống nhựa được ngâm trong bêtông.

– Đổ bêtông cao hơn mặt nước thấp nhất 1m (thời gian đổ bêtông xong 1 cọc khoảng 1 giờ)

– Đục cho bằng ống, rồi mới đóng cốp pha.

– Đóng cốp pha, lắp cốt sắt đà đài cọc. Dùng cốp pha bằng thép, ống được tạo ra từ 2 lá thép ốp lại, có gắn joint cao su chống rỉ bêtông cũng như nước xi măng.

– Tiếp theo đóng cốp pha dầm và sàn cầu, lắp đặt cốt thép rồi đổ bê tông dầm và bản mặt cầu cùng lúc.

– Lan can đổ vuông 13 x 13 cm, được đúc bêtông trực tiếp.

133Anh Vũ Văn Khanh

134Khoan cọc nhồi

135Đổ bê tông vào cọc

136Đóng cốp pha đài cọc

137Đổ bê tông thân trụ

138Cầu trong ngày Lễ khánh thành


One Reply to “Kinh Nghiệm Qua Các Nhà Thầu”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *