Dự án nâng cấp dung tích đập Saloun – Bình Thuận

Nâng Cấp Dung Tích Đập Saloun – Bình Thuận

Thiết kế theo mô hình «Khối Cầu Chì»

Lời giới thiệu : Nhóm VK xin hân hạnh giới thiệu với quí vị bản báo cáo của anh Michel Hồ Tá Khanh (thành viên Ban Cố Vấn của Nhóm VK) về dự án anh vừa thiết kế, hoàn thành và tài trợ kinh phí tại xã Đông Giang – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận.

Để nhìn thấy tầm quan trọng của công trình này, xin vắn tắt lại trước đây đập nông nghiệp với hồ chứa nước Saloun dẫn nước tưới cho 180 hécta đất canh tác nông nghiệp và cây ăn trái như : lúa, bắp, thanh long… Đây là nguồn nông sản chính của xã Đông Giang. Mục tiêu của Dự Án là nâng cao dung tích hồ lên thêm + 30%, nghĩa là có thể dẫn nước tưới thêm cho 60 hécta đất để canh tác !

Nếu dự án này thành công tốt đẹp, UBND Huyện Hàm Thuận Bắc sẽ áp dụng công nghệ này cho 6 hồ khác ở trong huyện và dự tính sẽ qui hoạch vùng hồ này thành một khu du lịch sinh thái với kế hoạch định cư người thượng, dân tộc K’Ho ở đây, đồng thời chỉ dẫn cho họ tiếp cận về cách khai thác cũng như canh tác nghề nông.

Nhóm VK

Tổng quát :

Nước Việt Nam chịu ảnh hưởng gió mùa, với những mùa mưa lũ, mùa nắng thì khô cháy, trong khi đó việc trồng lúa là nguồn thu hoạch chủ lực về nông nghiệp. Để tăng gia sản lượng nông nghiệp, việc đầu tiên là phải điều chỉnh và nâng cấp hệ thống thủy lợi, mương tưới, mương tiêu với hồ chứa nước hay những đập nước tại vùng đất có thể canh tác.

Nước ta có rất nhiều đập nông nghiệp nhỏ cần được nâng cấp vì lý do :

– Làm tăng diện tích đất canh tác cho bà con nông dân, nhất là người dân tộc vốn có cuộc sống còn nghèo nàn, lạc hậu…
– Dung
tích những hồ chứa nước nhỏ sẽ bị suy giảm dần vì sình lầy lắng đng
– Lưu lượng nước tưới sẽ được tăng lên đáng kể so với  dự án đầu tiên.

Xây đập nông nghiệp với hồ chứa nước tầm cỡ, đòi hỏi vốn đầu tư khá cao. Vì vấn đề tài chính nên những đập nông nghiệp ở huyện Hàm Thuận Bắc đều phải xây theo loại hồ nhỏ .

Để giải quyết vấn đề này, nhiều năm nay, Hydrocoop đã có nhiều đề nghị cải tiến về thiết kế kỹ thuật. Một trong những đề nghị là thiết kế theo mô hình «Khối Cầu Chì», tức là những khối bằng bê tông theo mô hình này sẽ được cài đặt trên ngưỡng tràn hồ chứa nước để tăng thêm dung tích hồ chứa và đồng thời có khả năng tháo nước mỗi khi nước lũ lên quá mức dự tính.

Thiết kế theo mô hình «Khối Cầu Chì» có rất nhiều tiện lợi :

– Vận hành tự động, không cần đến bộ phận điện cơ, có nghĩa là rất chắc chắn
–  Không đòi hỏi kinh phí nhiều để bảo dưỡng
– Cải tạo lại và thi công dễ dàng với cấu trúc đã có sẵn
– Thực hiện dự án dễ dàng cho những nước đang phát triển với trình độ công nghệ th
ấp và chi phí công nhân thấp (không có văn bằng sáng chế)

Thử nghiệm Khối Cầu Chì ở phòng thí nghiệm :

Nhiều cuộc thử nghiệm trên mô hình thu nhỏ đã được thực hiện tại Phòng Thí Nghiệm Thủy Lực của Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM để so sánh chiều cao cột nước theo tính toán và cột nước đo theo thực nghiệm khi những Khối cầu Chì bị bật ra để ước lượng chính xác chiều cao của cột nước.

Những hình ảnh dưới đây cho ta thấy những khối cầu chì bị bật ra theo hướng từ  thượng lưu xuống  hạ lưu tùy theo chiều dài của mỗi khối cầu chì và chiều cao của cột nước.

93Khối Cầu Chì được thử nghiệm tại Phòng Thí Nghiệm
tại Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Dự án Saloun :

Dự Án nâng cấp hồ chứa nước Saloun (Xã Đông Giang – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận) được thiết kế theo mô hình «Khối Cầu Chì » vì mô hình này thiết ứng với điều kiện đặt ra : điều kiện địa lý khá phù hợp và đáng tin cậy, vị trí hồ xa khu dân cư, không có người khai khẩn nơi đây, đập tràn nước đã có sẵn, không cần nhiều cải biến và kinh phí ít tốn kém.

Dự Án Saloun được thực hiện bằng cách đặt 3 nhóm khối bê tông – mỗi nhóm gồm 10 khối bê tông với chiều cao 0,80 m và chiều dài theo hướng thượng lưu-hạ lưu : 1,10m – 1,25m – 1,35m lần lượt cho mỗi nhóm. Như thế 3 nhóm này sẽ tuần tự bật ra với lưu lượng nước lũ từ 43 m3/s (trung bình: 7 năm/lần) đến 114 m3/s (Lưu lượng nước lũ tính theo Dự Án : 150 m3/s). Với mức nước cao nhất không thay đổi đối với địa hình hiện nay, vấn đề an toàn được bảo đảm và đập đất của hồ vẫn như cũ, không cần cải biến.

Nâng chiều cao hồ chứa lên 0,80 m để tăng thêm dung tích hồ chứa 30%, đã được lựa chọn để dẫn nước đến vùng đất canh tác ở hạ lưu, với mục tiêu này mỗi năm thu nhập được tăng thêm từ vụ lúa và bắp.

94Tỉnh Bình Thuận

95Đập Nước Saloun

96Hình ảnh Khối Cầu Chì* trước khi xây cầu bắt ngang hai bờ **

9798Hình ảnh chiều cao của Đập Tràn với 30 Khối Cầu Chì

99Ảnh Cầu Chì hướng hạ lưu

100Cầu Chì hướng thượng lưu giữa 2 tường ngăn và đệm kín

101Khối Cầu Chì

Michel Hồ Tá Khanh
Nov /2008
Chú thích :
* Kinh phí xây dựng : 20.000 US$ – Thời gian xây dựng : 3 tháng
** Một palăng sẽ được gắn lên cây cầu ngang này để khi một Khối Cầu Chì bị bật ra thì sẽ đưa 1 khối cầu chì khác (đã được đúc sẵn) thay vào.
*** Trần Quang Đang & Phan Võ Thu Phong chuyển ngữ từ bản báo cáo bằng Pháp văn :
« AMENAGEMENT DE SALOUN  (Province de Binh Thuân – Vietnam)
Augmentation du volume du réservoir par blocs fusibles »
Michel Hồ Tá Khanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *