Các giai đoạn thực hiện 1 cây Cầu

1. Tiếp nhận thông tin:

Dân chúng hoặc những người có trách nhiệm trong làng: hiệu trưởng trường học, các nhóm cư dân, lãnh đạo tôn giáo, chủ tịch hiệp hội (ví dụ như hội người cao tuổi) liên lạc và trình bày nhu cầu với người đại diện “nhóm VK” tại:

Văn phòng đại diện tại Việt Nam
47/5  Quốc lộ 22, ấp 2, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Tp.HCM
Tel: +84(08) 38 910 310 – Email: nvcong07@gmail.com

2. Khảo sát thực tế:

“Nhóm VK” gửi một phái đoàn tới nghiên cứu tại chỗ: khảo sát địa điểm, điều kiện sinh sống của dân làng, tỷ lệ trẻ con/người lớn, hoạt động của dân chúng, mức độ người đi lại, phỏng định ảnh hưởng có thể có của việc xây một cây cầu.

Sau khi đo đạc địa hình, “nhóm VK” sẽ thảo một dự  án xây cất cầu và một bản nghiên cứu tính khả thi của dự án. “Nhóm VK” sẽ đề nghị với nhà chức trách địa phương các phương án về kỹ thuật của nhóm, sau đó một bản ước tính giá xây cất cầu sẽ được thiết lập.

3. Đơn đề nghị xây cầu:

Một « Đơn Đề Nghị » xin xây cầu chính thức có chứng thị của nhà chức trách địa phương, ví dụ như Ủy Ban Nhân Dân xã (tương đương với chức vụ Maire, Mayor tại Âu, Mỹ) sẽ được gửi tới “Nhóm VK”.

4. Phương thức tài trợ:

Các vị hảo tâm có thể:

a – Kể từ tháng 5 năm 2006, chuyển số tiền muốn đóng góp có thể được thông qua trung gian một hiệp hội tại Paris (thành lập trong khuôn khổ đạo luật 1901); hiệp hội này sẽ cấp giấy chứng nhận số tiền đã đóng góp (những vị hảo tâm sinh sống tại Pháp có thể dùng chứng nhận này để xin trừ thuế),

b – Chuyển thẳng số tiền muốn đóng góp tới công ty Đồng Hành tại Việt Nam là công ty được giao phó nhiệm vụ xây cất cầu dưới sự kiểm soát và trách nhiệm của ông Nguyễn văn Công* đại diện “Nhóm VK”.

5. Khởi công:

“Nhóm VK” mở công trường bằng cách phái tới địa điểm một nhóm 5 người để xây cất cầu. Nhóm này sẽ ở tại láng trại hoặc ở tạm nhà bà con làng xóm trong thời gian xây cất cầu (khoảng 2 hay 3 tháng tùy theo mùa).

6. Giám sát:

Việc theo dõi các công tác xây cất sẽ do Nhóm VK đảm nhiệm.

7. Hoàn thành:

Sau khi hoàn thành, cây cầu được Nhà chức trách địa phương tiếp nhận và sau đó có bản chứng chỉ thị thực chính thức hóa việc nghiệm thu.

8. Khánh thành:

Lễ khánh thành cây cầu cùng với sự tham gia của các vị hảo tâm đã tài trợ dự án, Việt kiều, bạn bè, dân chúng địa phương và đại diện chính thức trong làng.

9. Quyết toán:

“Nhóm VK” sẽ gửi tới các vị hảo tâm đã tài trợ dự án một Bản tường trình tổng kết tài chính.

10. Bảo hành:

Nhóm thực hiện cầu bảo đảm an toàn cây cầu trong một thời hạn là 3 năm (ngoại trừ các trường hợp va chạm do tàu, xuồng).

11. Bảo dưỡng:

Việc gìn giữ, bảo vệ và duy tu bảo dưỡng cây cầu sẽ do dân làng đảm nhiệm.

Xin lưu ý: * Mọi giai đoạn xây ct đều thuộc thẩm quyền “Nhóm VK” hay đại diện của nhóm: Ông. Nguyễn Văn Công (Việt-Kiều Pháp), Kỹ sư chuyên môn về nền móng.

VK.44Cầu VK.44 dài 45m thuộc xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
(Hoàn thành: 28/07/2007)

VK.11Lễ khánh thành cầu VK.11 dài 20m tại xã Ngải Đăng, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre
Với sự hiện diện của Việt Kiều, thế hệ 2 và thế hệ 3 cùng đông đảo thân hữu quốc tế