Khảo sát-Gặp gỡ UBND-Bảng khắc tên-Khánh thành

1. Khảo Sát Địa Điểm

Đi khảo sát địa điểm xây cầu, nhất là ở những vùng sâu vùng xa trên ĐBSCL, cũng là một dịp để chúng tôi hiểu biết thêm vấn đề di chuyển khó khăn của bà con nông thôn. Có nhiều nơi chúng tôi phải đi xe ôm qua những con đê khúc khuỷu, gồ ghề hay đi thuyền Dò Lai đuôi tôm, hoặc thuyền máy trên sông, rạch… mất hàng giờ mới tới địa điểm.

Khi đề ra Chương Trình «Xây Cầu Bê Tông Thay Cầu Khỉ», Nhóm VK không đề cập đến các phương tiện di chuyển khác của bà con và các cháu ở thôn quê như:

– Thuyền đò

– Cầu ván

Qua kinh nghiệm 5 năm xây cầu, chúng tôi thấy thuyền đò và cầu ván được sử dụng rất nhiều, và những phương tiện này cũng không kém phần nguy hiểm, cụ thể khi nước thủy triều xuống các cháu phải lội bùn để xuống đò, rồi lội bùn để lên bờ bên kia, trên sông thuyền tròng trành, lắc lư mỗi khi có xuồng máy chạy nhanh lướt qua khi đó các tai nạn lật đò thường xảy ra.

Cầu ván nhanh chóng xuống cấp theo thời gian, xiêu vẹo, nhiều thanh ván gẫy mục; các cháu cũng phải bò trên ván mà qua cầu! Xe honda chạy không cẩn thận là rơi xuống sông…

4

Thuyền đò thơ mộng ?

Ước gì cầu ván đóng đinh ?

Khi nước thủy triều xuống ?

5

Xây chỗ nào thuận tiện ?

Đo tĩnh không thông thuyền

Nhóm Khảo Sát

Trong những chuyến đi khảo sát, chúng tôi không thể nào quên nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến qua chuyện trò với bà con nơi nông thôn, nhất là các bô lão. Những gian lao, khó khăn của các cháu khi qua cầu vào mùa nước lũ, số lượng các cháu mỗi ngày đi qua cầu được các cụ tường trình cặn kẽ.

Và có nhiều trường hợp, chính bà con nơi địa điểm được chọn xây cầu đã lo hậu cần, cơm nước, chỗ trọ cho công nhân xây cầu. Trong đó có chuyến đi khảo sát tại tại xã Tân Hưng Đông tỉnh Cà Mau, một sự kiện làm chúng tôi vô cùng cảm động: thay cây cầu khỉ hiện nay bằng cầu bê tông thì đường vào đầu cầu lại phải xiên qua ngôi nhà tranh của một chị, nghĩa là chị phải dời căn nhà hiện nay sang một bên đường! Chúng tôi đang phân vân, thảo luận với nhau thì chị chủ nhà chạy ra bảo «Các bác cứ xây cầu như thế đi, cháu dời nhà sang vài thước không sao!» Và chị dự tính nếu có cầu bê tông và con đường đi qua trước nhà thì chị sẽ mở quán bán bánh kẹo cho học trò!

2. Gặp gỡ Ủy ban nhân dân (UBND)

Khi nhận được «Thơ Trình» có dấu sát nhận của chính quyền địa phương, anh Nguyễn Văn Công, đại diện Nhóm VK ở VN bắt liên lạc với UBND sở tại, hẹn ngày gặp gỡ để thảo luận về Thư Trình.

Thường xuyên có những buổi gặp gỡ sau đây giữa Nhóm VK và UBND sở tại:

1- Thảo luận về Thơ Trình với sự hiện diện của người đứng đơn,

2- Trình bày sơ đồ thiết kế Dự án,

3- Nghiệm Thu công trình,

4- Bàn giao cầu đã hoàn thành cho chính quyền đia phương,

5- Chuẩn bị lễ khánh thành nếu có yêu cầu.

6

UBND Xã Tân Tiến tỉnh Cà Mau

UBND xã Tân Bình tỉnh Hậu Giang

7

UBND xã Mỹ Long tỉnh Đồng Tháp

UBND xã Trung Hải tỉnh Sóc Trăng

8

UBND xã Thạnh Phú Đông tỉnh Bến Tre

UBND xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long

Nếu trong những chuyến đi khảo sát địa điểm, chúng tôi có dịp thăm dò, hiểu biết được đời sống của bà con nông thôn thì qua những chuyến gặp gỡ, làm việc với các UBND, chúng tôi lại thu thập được nhiều thông tin dưới những khía cạnh không kém phần quan trọng của đời sống nông thôn. Và qua trao đổi với cán bộ xã, nhiều vấn đề được đặt ra mà lãnh đạo UBND cấp xã phải tìm cách giải quyết: nước sông, rạch bị ô nhiễm vì dùng quá nhiều thuốc trừ sâu, vấn đề đào giếng để có nước uống, nước mặn tràn vào vườn tược, đồng ruộng, cần cầu chống lũ vv…

Một ví dụ: Xã Tân Hưng Đông có 18.200 dân, sống về canh nông nhưng rất bấp bênh vì vấn đề nước mặn tràn vào nên phải chuyển sang nghề nuôi tôm. Nhiều vấn đề xã hội: 602 hộ nghèo (thu nhập bình quân < 220.000 VNĐ/tháng/hộ – Trung bình mỗi hộ có 5 người), 120 người khuyến tật, không kể các em bị bệnh da cam (Dioxine).

Một anh cán bộ, lo về vấn đề xã hội tại xã này, đưa chúng tôi bằng xuồng đến địa điểm dự tính xây cầu. Chúng ta hãy hình dung đây là một mạng nhện, ngôi trường nằm ở trung tâm một bán đảo, có 4 cầu khỉ và 1 cầu bê tông đã xuống cấp, từ 5 nơi đổ vào ngôi trường trên bán đảo, theo bà con ở đây thì mỗi khi nước lên cao, ngập một vài đầu cầu là các em học sinh không đến trường được, chỉ ngồi bên kia bờ rồi trở về!

Nơi đây có 133 em từ lớp 1 đến lớp 5, phải dạy làm 2 ca, và 30 em mẫu giáo. Trường có 1 cô giáo và 4 thầy giáo trông nom…

3. Bảng khắc tên cầu

Để thể hiện tinh thần hợp tác, chung sức đóng góp của Bà con – Nhóm VK – Nhà tài trợ, một tấm bảng mang tên «Cầu Hữu Nghị VK…» được gắn vào đầu cầu cùng với tên các vị hảo tâm đã cung cấp nguồn tài trợ. Có rất nhiều trường hợp, các nhà tài trợ, đa số là Việt Kiều, đã khắc tên người thân: ông bà, bố mẹ vì nơi xây cầu chính là quê quán của gia đình họ khi xưa! Một số nhà tài trợ là những hội ái hữu cựu học sinh các trường Gia Long, Taberd, Marie Curie, La San, v.v… Các cựu học sinh này vừa giúp đồng bào vừa lưu lại kỷ niệm tên của trường mình.

910111213

4. Lễ khánh thành cầu

Lễ khánh thành cũng là một dịp để anh chị em thành phố, Việt Kiều và bạn bè thân hữu quốc tế tham quan nông thôn, khám phá những khía cạnh đời sống dân dã của Miền Tây có mạng lưới kênh rạch dầy đặc với tổng chiều dài trên 28.000 km đường thủy.

Trung bình những buổi lễ khánh thành ở mỗi nơi phải mất 2 ngày đi về và có khoảng 10 vị quan khách tháp tùng, nếu ở những địa điểm gần chỉ mất 1 ngày đi về bằng xe ca và khi đó quan khách tháp tùng có khi lên đến trên 100 người, đó là chưa kể đến bà con tại chỗ. Có những buổi lễ khánh thành đơn sơ, nhưng không kém phần long trọng và có những buổi lễ khành thành được nối dài bằng những cuộc liên hoan, múa lân, hợp xướng, vui nhộn. Trong những dịp này các hội từ thiện Thành Phố hay biếu bà con quà lưu niệm bổ ích.

Một điểm cần nêu lên là bạn bè quốc tế, Việt Kiều đến từ nhiều nước: Ý- Canada – Pháp- Bỉ- Mỹ – Thụy Sĩ – Đức vv… Việt Kiều thế hệ 2, thế hệ 3 cũng được dịp thăm quê cha, đất tổ.

14

Quan khách đến từ Ý

Quan khách đến từ Guadeloupe

Quan khách đến từ Pháp

15

Việt Kiều đến từ Canada

Việt Kiều đến từ Pháp

16171819

Liên Hoan: Những kỹ niệm không quên

2021