Vài nét ĐBSCL

BẢN ĐỒ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


103

Nhắc đến ĐBSCL (Tây Nam Bộ), người ta dễ dàng đi đến sự liên tưởng về một vùng đất với tất cả sự màu mỡ, trù phú và rất đa dạng của nó. Trong đó có sự hiện hữu khó lòng cưỡng lại của hệ thống giao thông thủy và bộ. Không ai trong chúng ta không đồng ý với nhau rằng đây là vùng đất có hệ thống sông rạch chằng chịt và phức tạp vào loại bậc nhất nước ta. Có lẽ, một điều tất yếu, chúng ta sẽ không cần sự nhắc nhở và minh chứng cho ý kiến trên bằng các con số thống kê đáng tin cậy của ngành thủy lợi đã đưa ra và thực tế cũng đã cho thấy tất cả các biểu hiện đó. Và chúng tôi muốn khẳng định rằng từ tiền đề địa hình (với nhiều sông rạch chằng chịt) đã làm nảy sinh một hệ quả kéo theo: Giao thông đường bộ ở ĐBSCL, nhất là ở các vùng nông thôn sâu và xa ít nhiều vẫn luôn nằm trong tình trạng gặp nhiều khó khăn.

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta xưa vẫn thường hát ru con cháu rằng:

Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

— * * * —

Sông sâu sào vắng khó dò

Muốn qua thăm bậu sợ đò không đưa

(Đò => Không có cầu)

Và mặc dù ngày nay, sự khó khăn cố hữu đó đã phần nào được làm vơi đi nhưng rõ ràng ở một số vùng nông thôn hẻo lánh vẫn còn tồn tại những chiếc cầu khỉ, cầu tre, cầu ván.. như một minh chứng giản dị về những khó khăn của việc đi lại nơi đây.

Thế nên, không có gì là quá ngạc nhiên khi chúng ta luôn khắc khoải muốn chia sẻ và giải quyết khó khăn đó với những người nông dân cần cù, chất phát ở xứ sở này và cũng là giúp các em học sinh đến trường được an toàn tránh té xuống sông hay rạch, tránh tai nạn chìm đò mà báo chí vẫn thường đưa tin.

Nguyễn Văn Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *