Trụ cầu có 1 thân trụ do Nhóm VK vừa xây dựng

 

Logo VK

Hân hạnh được thông tin đến các bạn

 

CẦU HỮU NGHỊ VK 88

 

Xã Mỹ Hiệp – huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp

Chiều dài: 28,5 m , ngang : 2m lọt lòng , tải trọng: 1 tấn

Cầu ván trước khi xây dựng cầu
Cầu ván trước khi xây dựng cầu
Quang cảnh tổng thể trước, đang và sau khi xây dựng cầu
Quang cảnh tổng thể trước, đang và sau khi xây dựng cầu
Quang cảnh mặt cắt ngang cầu
Quang cảnh mặt cắt ngang cầu
Nhìn theo hướng dọc cầu
Nhìn theo hướng dọc cầu

Đây là cây cầu mà trụ cầu có một thân trụ (dạng chữ T)

lần đầu tiên được xây tại ĐBSCL

do Nhóm VK thiết kế, vận động tài chính và trực tiếp xây dựng.

HUỲNH KIM THÚY

7 Replies to “Trụ cầu có 1 thân trụ do Nhóm VK vừa xây dựng”

  1. Xét về mặt thiết kế thì thanh và đẹp chứ chưa nói đến sự so sánh giữa cầu tre và cầu hiện tại thì ” quá đã ” đối với bà con. Tuy nhiên có điều sợ về lâu dài ghe, xuồng qua lại có thể va chạm làm ảnh hưởng đến thân trụ cầu, nếu như thiết kế có vòng bảo vệ trụ nữa thì tốt quá. Thứ nữa là lang can cầu hơi thấp dễ gây té ngã khi đứng dựa vào.
    * Trên đây chỉ là có chút xíu ý kiến thôi chứ không phải chê khen hay so sánh gì. Đối với bản thân tôi vô tình tìm đọc được trang tin này trong lòng cũng thầm mong sao mình cũng có khả năng để cùng với nhóm VK làm một chút xíu gì đó đến với bà con vùng quê hương.
    Trân trọng

  2. Nhận xét của anh Nguyen Long rất đúng.
    1 – Chúng tôi đang tìm cách bảo vệ thân trụ cầu, nhưng chưa biết làm sao để không mất vẻ thẩm mỹ của thân trụ cầu.
    2 – Chiều cao của lan can cầu do Nhóm VK thiết kế luôn luôn là 0,80m – Chúng tôi xin nhận ý kiến của anh và sẽ thảo luận với ban thiết kế.
    Trần Quang Đang

  3. về chiều cao của lan can cầu, tôi nghĩ để 0.8m là hợp lý.
    loại cầu này rất thích hợp cho những sông không quá rộng,chế độ thủy văn không phức tạp, địa chất ổn định, mặt khác số tiền đầu tư cũng ít.
    Đối với những sông có bề rộng từ 60-100m có thể sử dụng kết cấu cầu treo dây võng thiết kế theo định hình của Viện nghiên cứu Công trình Giao thông, nhưng vấn đề làm sao để tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đơn giản để giảm giá thành xây dựng thì là cả một vấn đền, cái này cần lắm các kỹ sư sức bền có tâm huyết.
    – Mình cũng là kỹ sư thiết kế cầu, rất hâm mộ các anh, các bạn trong hội. Hy vọng một ngày nào đó được góp phần của mình trong phong trào của hội.

  4. – Tôi có một vài ý kiến thế này:
    Về lan can, theo tôi để 0.8m là hợp lý
    Về kết cấu nhịp: Tôi đã xem qua một số bản vẽ cầu có khẩu độ nhịp 40-50m, đối với những sông có chế độ thủy văn và địa chất lòng sông tương đối phức tạp thì việc xây dựng theo tôi là khá khó khăn. Chính điều này đôi khi đẩy cao giá thành của công trình.
    Chúng ta còn nhiều loại kết cấu có thể vượt được khẩu độ nhịp 50-100m mà không làm ảnh hưởng nhiều tới chế độ dòng chảy của sông, như kết cấu cầu dây văng, dây võng nông thôn. Tận dụng các nguồn vật liệu địa phương để làm giảm tối đa giá thành đầu vào. Theo tôi, so với sử dụng kết cấu cầu này trong những mặt cắt >50m sẽ có tính an toàn cao hơn, mặc dù công nghệ thi công có phức tạp hơn.
    – Vô tình tìm được trang này, một vài góp ý mong các bạn thông cảm! Ý của tôi cũng chỉ thiên về độ an toàn của cây cầu mà thôi, và theo tôi loại kết cấu này chỉ nên giới hạn ở khẩu độ <30m, sông có chế độ dòng chảy không phức tạp.

  5. Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Cường đã góp ý xây dựng cho Nhóm VK chúng tôi và rất mong nhận được nhiều ý kiến của anh cũng như các bạn đồng nghiệp khác để công việc của nhóm ngày càng hoàn thiện hơn và sẽ thay thế được nhiều cầu khỉ hơn.

    Hiện bộ Định hình về cầu treo dây võng do Viện nghiên cứu Công trình Giao Thông chúng tôi không được biết đến cũng như không có dữ liệu. Nếu anh có, xin vui lòng chuyển giúp cho chúng tôi để chúng tôi nghiên cứu và áp dụng.

    Đúng như anh đã đề cập, cầu BTCT theo thiết kế của chúng tôi thì chưa phù hợp lắm cho kênh, rạch lớn và có chế độ thủy văn phúc tạp, vì mục tiêu lúc đầu đề ra chỉ hướng về những vùng sâu, vùng xa trên ĐBSCL… Mặc khác, nhân sự chính của nhóm chúng tôi phần lớn đã về hưu, nên việc thực hiện các thiết kế này cần thêm sự đóng góp của nhiều bạn trẻ có tâm huyết. Nếu có thể, rất hoan nghênh anh cộng tác phụ giúp chúng tôi.

    Một lần nữa xin cảm ơn anh!

    ĐD Nhóm TK

    PHAN Võ Thu Phong

  6. Rất vui được cộng tác cùng các anh, các bác, hiện tại tôi đang công tác tại Hà Nội.
    Không biết địa chỉ liên lạc cụ thể của hội, dấu hòm thư để có thể chuyển bưu phẩm cụ thể như thế nào.

  7. Nhóm VK cũng rất vui được cộng tác với anh. Như anh biết Nhóm VK được thành lập 1 cách tự nguyện từ các thành viên có cùng chí hướng.
    Trước mắt, nếu anh có tài liệu nào thì có thể gởi cho mình qua email: pvtphong2001@yahoo.com để mình nghiên cứu cách áp dụng. Ngoài ra, nếu anh có dịp vào Sài Gòn thì anh có thể liên hệ và gặp đại diện Nhóm VK ở VN là Bác Nguyễn Văn Công (https://pontvk.org/gioi-thieu/ban-dai-dien). Còn nếu anh sang Pháp thì liên hệ với Bác Đang để biết nhau và biết rõ hơn về việc làm của Nhóm VK.
    Thân chúc anh Cường nhiều sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống.
    PVTP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *